Ngành phát triển nông thôn | Cơ hội việc làm tương lai
Ngành phát triển nông thôn hiện được rất nhiều trường đại học tại Việt Nam tuyển sinh và đào tạo, đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa nông thôn và năng cao trình độ dân trí của mọi người dân tại vùng này. Để giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về ngành học này, EduOn cung cấp nhưng thông tin tổng hợp dưới đây. Theo dõi ngay nhé!
Ngành phát triển nông thôn là gì?
Phát triển nông thôn hay trong tiếng Anh là Rural Development. Chuyên ngành bao gồm tổ hợp tất cả các nội dung hoạt động trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, môi trường, văn hóa liên quan đến con người. Cũng như cộng đồng sống tại nông thôn theo các tiêu chí của quá trình phát triển bền vững.
Mục đích của chuyên ngành là tạo sự phát triển của vùng, lãnh thổ về nhiều mặt khác nhau. Đồng thời hạn chế tình trạng phân hóa giàu nghèo, nâng cao đời sống của cư dân. Quy trình xây dựng và phát triển nông thôn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, hiệu quả, bền vững. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng, địa phương và cơ sở kinh tế trong và ngoài nước với nhau.
Chương trình đào tạo ngành phát triển nông thôn gồm có gì?
Chương trình đào tạo ngành học này sẽ cung cấp cho người học khối kiến thức cơ bản về xã hội học và phát triển nông thôn. Hoặc là kinh tế nông thôn, phát triển cộng đồng, quản lý và phát triển nông thôn. Người học cũng được trang bị kỹ năng lập chiến lược và kế hoạch phát triển, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát. Đồng thời thực hiện đánh giá các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tư vấn các vấn đề phát triển trong nông thôn.
Ngoài ra, người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản thuộc ngành kỹ thuật nông nghiệp. Học viên sẽ có kỹ năng tốt trong phổ biến và đào tạo nguồn lực địa phương, cộng đồng. Đồng thời có năng lực chuyên môn về lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn và kết hợp mục tiêu chiến lược của quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế.
Đào tạo kỹ năng cứng
Việc phân tích chính sách nông nghiệp, xây dựng kế hoạch, vận hành và kiểm soát những hoạt động trong nông thôn. Hay tổ chức và quản lý những loại hình sản xuất có trong cộng đồng nông thôn. Cụ thể:
- Truyền đạt thông tin, chẩn đoán, sắp xếp các nhu cầu ưu tiên có trong quy hoạch phát triển;
- Hoạch định, tư vấn, tổ chức phát triển nông thôn trong các cấp cộng đồng làng xã, huyện, tỉnh và vùng;
- Chuyển giao những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên các địa bàn sinh thái đa dạng khác nhau;
- Dự báo tình hình phát triển kinh tế – xã hội, nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển có hiệu quả, đảm bảo tính bền vững;
- Nghiên cứu tìm ra những giải pháp tác động trực tiếp vào cộng đồng. Từ đây góp phần nâng cao đời sống và phát triển năng lực cộng đồng tại nông thôn.
Đào tạo kỹ năng mềm
Những kỹ năng mềm học viên được đào tạo khi theo học ngành phát triển nông thôn:
- Có kỹ năng làm việc nhóm, cộng đồng, phương pháp làm việc khoa học, độc lập. Đồng thời là những kỹ năng nghiên cứu, viết và trình bày báo cáo một cách khoa học.
- Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc thông qua tiếng Pháp. Có khả năng đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành thành thạo qua tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
- Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản gồm: Word, Excel, Power-point,… . Đồng thời biết sử dụng máy tính, internet,… .
Rèn luyện, đào tạo thái độ
Bên cạnh những kỹ năng và kiến thức chuyên ngành trên, học viên sẽ được rèn luyện và đào tạo thái độ gồm:
- Có lòng yêu nước và lý tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội. Trở thành một con người có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
- Là người có ý chí lập thân, lập nghiệp với tư duy năng động sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao. Sở hữu năng lực thực hành, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và ý thức cộng đồng, hợp tác. Học viên theo học chuyên ngành sẽ có ý thức bảo vệ môi trường, có nếp sống văn minh lành mạnh.
- Tận tụy với công việc, nhạy bén khi xử lý các tình huống. Học viên luôn biết lắng nghe, đúc kết kinh nghiệm để hình thành những kỹ năng tư duy và lập luận.
Nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành
Cùng với chủ trương phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời giúp cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các kế hoạch hiện đại hóa vùng nông thôn. Và cải thiện các trình độ dân trí của người dân. Từ đây tạo ra hướng đi đúng đắn theo như chính phủ đề ra.
Theo như thống kê cơ bản từ những năm trước chỉ ra rằng tỷ lệ hộ nghèo tại các khu vực nông thôn chiếm tới gần 90% các hộ gia đình có trên khắp cả nước. Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rõ rệt giữa thành thị và khu vực trong nông thôn.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất còn yếu kém và rất lạc hậu, ảnh hưởng nhiều đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn. Điều này khiến lĩnh vực này phát triển chậm chạp. Các vùng nông thôn hiện nay ngành nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Mặc dù các chuyên ngành ở nông thôn khác vẫn đang rất phát triển: Làm việc tại các khu công nghiệp, công nhân may mặc,… .
Chính vì những điều này, khiến cho chính phủ đang rất quan tâm đến vấn đề này. Nhiều chương trình về khuyến khích và tạo điều kiện mở rộng ngành phát triển thị trường đang gia tăng hằng năm để có thể đào tạo ra các cán bộ chuyên nghiệp khắc phục những trình trạng trên. Điều này có thể nhìn nhận ngay ra rằng, ngành phát triển thị trường ẩn chứa cơ hội việc làm khá lớn trong bối cảnh đất nước hiện nay và tương lai.
Cơ hội việc làm ngành phát triển nông thôn
Cho dù theo học bất kỳ chuyên ngành nào, các sinh viên đều tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi xoay quanh đến vấn đề sau khi ra trường sẽ làm gì? Sau khi hoàn thành chương trình học chuyên ngành phát triển nông thôn, học viên có thể đảm nhận công việc tại:
- Cơ quan nhà nước đến các cơ sở địa phương lân cận hoặc trong các cơ sở đào tạo khác như: Các cấp chính quyền địa phương có chương trình, dự án về phát triển nông thôn hoặc các cơ sở có liên quan đến nghiên cứu phát triển, quản lý nông – lâm – ngư – nghiệp.
- Làm việc trong các sở kế hoạch đầu sư, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Làm việc trong các phòng phát triển nông thôn, phòng kinh tế, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các quận, huyện.
- Các doanh nghiệp, cơ sở tư nhân về nông thôn, nông nghiệp gồm có các nhà máy, xí nghiệp liên quan đến chuyên ngành học.
- Khởi nghiệp cùng các kỹ năng, kiến thức của bản thân. Từ đây tạo lập những công việc trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ phát triển nông thôn.
- Thực hiện các chương trình phù hợp nhất sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài.
Vị trí công việc học viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành phát triển nông thôn
Một số vị trí công việc học viên có thể đảm nhận khi tốt nghiệp chuyên ngành học này gồm có:
- Cán bộ quản lý.
- Cán bộ nghiên cứu đánh giá trong lĩnh vực phát triển nông thôn.
- Kỹ thuật viện khoa học.
- Giảng viên giảng dạy lĩnh vực phát triển nông thôn trong các trung tâm, trường đại học.
- Kỹ sư phát triển nông thôn.
- Nhân viên kinh doanh nông nghiệp.
Mức lương ngành phát triển nông thôn hiện nay như thế nào?
Trong ngành học, mức lương cao hay thấp sẽ dao động tùy thuộc vào vị trí công việc, khối lượng công việc cũng như môi trường làm việc. Theo một số thống kế về mức lương sau khi ra trường các sinh viên trước đây sau khi ra trường, mức lương dưới 4 triệu chỉ chiếm 5%.
Số phần trăm còn lại sẽ có mức lương dao động từ 5-7 triệu cho sinh viên mới ra trường và sẽ tăng theo kinh nghiệm tích lũy hàng năm. Riêng đối với các lĩnh vực nghiên cứu, các cán bộ lâu năm hoạt động trong ngành sẽ có mức lương đạt tới 9 triệu trở lên.
Trường đại học đào tạo ngành phát triển nông thôn uy tín, chất lượng
Một số trường đại học bạn có thể tham khảo lựa chọn đăng ký tham gia học tập đó là:
Khu vực miền Bắc
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên.
- Đại học Hải Dương.
Khu vực miền Trung
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế.
- Đại học Quảng Bình.
Khu vực miền Nam
- Đại học Nông lâm TP.HCM.
- Đại học Cần Thơ.
- Đại học An Giang.
Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành phát triển nông thôn. Hi vọng sẽ mang đến hữu ích cho bạn khi lựa chọn học tập. Liên hệ ngay cho EduOn qua hotline để nhận tư vấn & hỗ trợ chi tiết nhất nhé!
Thông tin liên hệ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Eduon
Địa chỉ: 155 Phố Viên, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Email: tuyensinh@eduon.edu.vn
Điện thoại: 024.6688.2999