• hotline 024.6688.2999
  • email tuyensinh@eduon.edu.vn

Công tác xã hội

Tìm hiểu ngành công tác xã hội là gì?

Chúng ta từng nghe nhiều về khái niệm “Công tác xã hội là gì?” trong bài viết dưới đây. Nhất là những năm gần đây khi ngành Công tác xã hội trở thành 1 ngành nghề có vị trí quan trọng và được chú ý nhiều trong xã hội cũng như nền kinh tế. Và thực chất, Công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là 1 ngành nghề với sứ mệnh giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn. Những người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, giúp họ có thể hòa nhập và có một cuộc sống tốt hơn. 

Những người này có thể là người khuyết tật, người nghèo hoặc những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ. Những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội hoặc thiên tai,… .

Hoạt động công tác xã hội vì vậy hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, ở bất kỳ đâu có những người cần được giúp đỡ. Tại đây có sự góp mặt của các tổ chức công tác xã hội. Chúng ta rất dễ bắt gặp các nhân viên công tác xã hội tại các trung tâm hỗ trợ người khuyết tật. Hay tại các vùng dân cư hẻo lánh, tại những đất nước nghèo như châu Phi, tại những nơi xảy ra chiến tranh, hay tại những vùng xảy ra động đất, sóng thần như Nhật Bản, Philipin,… .

Những chuyên viên và các tổ chức Công tác xã hội xuất hiện ở bất kỳ nơi nào gặp khó khăn. Họ có thể coi như những thiên thần mang sứ mệnh hàn gắn những rạn nứt của xã hội. Hướng đến một thế giới công bằng, nhân ái và nhân văn hơn.

Cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công tác xã hội

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội có thể công tác trong các tổ chức Kinh tế – chính trị – xã hội. Hoặc tại các tổ chức đoàn thể quần chúng ở các cấp từ trung ương đến địa phương: Cán bộ ủy ban các cấp, cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, ban văn hóa đối ngoại, bảo hiểm xã hội, chính sách xã hội,…. . Hay trong các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá – xã hội, giáo dục, pháp luật, tín ngưỡng tôn giáo, môi trường, an sinh xã hội, dân số, sức khoẻ, truyền thông,….

  • Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Với vai trò là người hỗ trợ, tham mưu cho tổ chức, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Nhân viên Công tác xã hội là người kết nối giữa công nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với xã hội, cải thiện các mối quan hệ tiêu cực đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp. 
  • Thực hành Công tác xã hội trong trường học: Nhân viên Công tác xã hội là người hỗ trợ nhà trường trong việc quản lý, xây dựng các chính sách, hạn chế những thói quen không tốt và phát huy những thế mạnh của nhà trường. Kết nối nhà trường với các tổ chức xã hội khác, trợ giúp cho giáo viên và học sinh vượt qua những khó khăn đang gặp phải trong quá trình dạy và học, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho cán bộ công nhân viên và học sinh.
  • Làm Công tác xã hội tại các bệnh viện: Các hoạt động của Công tác xã hội nhằm hỗ trợ cho các y bác sĩ trong việc phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh… góp phần giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh.
  • Làm việc với cộng đồng ở thành thị và nông thôn: Làm công tác xóa đói giảm nghèo, kết nối cộng đồng với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội tại cộng đồng như: Giảm đói nghèo; đẩy lùi tệ nạn xã hội; Ô nhiễm môi trường; Trẻ em mồ côi; số phận neo đơn; Sức khỏe sinh sản; Vệ sinh môi trường…, hướng tới một cộng đồng tự lực, phát triển bền vững.
  • Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các trung tâm, dự án phát triển xã hội. Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến ngành Công tác xã hội

Chương trình học đào tạo từ xa ngành công tác xã hội

Chương trình đào tạo từ xa ngành công tác xã hội gồm có:

Về kiến thức

– Có hệ thống kiến thức nền tảng về thế giới quan, phương pháp luận khoa học

– Có hệ thống kiến thức về Pháp luật Việt Nam về các vấn đề xã hội 

– Có hệ thống kiến thức về y học  cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội

– Có hệ thống kiến thức về phục hồi chức năng

– Có hệ thống kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học

– Có hệ thống kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi của con người

– Có hệ thống kiến thức về ngành CTXH

– Có kiến thức dinh dưỡng cơ bản phục vụ công tác tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng.

Về kỹ năng

– Áp dụng các chính sách pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội 

– Áp dụng kiến thức về y học lâm sàng cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội

– Áp dụng kiến thức về phục hồi chức năng trong việc hỗ trợ cho người khuyết tật

– Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để xây dựng đề cương, thực hiện các nghiên cứu trong công việc

– Áp dụng kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi con người trong việc hỗ trợ thân chủ

– Áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ CTXH vào quá trình hỗ trợ các hệ thống thân chủ khác nhau như: cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.

Những lợi ích khi đăng ký học đào tạo từ xa ngành công tác xã hội

Việc đào tạo từ xa mang lại rất nhiều lợi ích rõ ràng cho người học và tổ chức đào tạo. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc đào tạo từ xa:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí
  • Tự chủ trong học tập
  • Tiếp cận tài nguyên học tập đa dạng
  • Tăng cường khả năng sử dụng công nghệ
  • Tiết kiệm chi phí cho tổ chức đào tạo
  • Đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng
  • Hỗ trợ học tập liên tục

Đào tạo từ xa là một hình thức học tập đòi hỏi người học phải tự quản lý thời gian học tập một cách hiệu quả. Vì vậy, việc học tập từ xa có thể giúp các học viên trau dồi kỹ năng quản lý thời gian một cách tốt hơn.

Để học tập từ xa hiệu quả, người học cần phải biết cách tổ chức thời gian học tập của mình một cách hiệu quả. Họ phải xác định được thời gian rảnh của mình để học tập, lên lịch học tập, tập trung và chủ động trong quá trình học tập.

Trong quá trình học tập từ xa, các học viên cũng có thể sử dụng các công cụ quản lý thời gian như lịch học tập, nhắc nhở, và ứng dụng quản lý công việc để giúp họ theo dõi và quản lý thời gian học tập của mình một cách hiệu quả.

Những tố chất phù hợp với ngành công tác xã hội giúp bạn thành công hơn

Để lựa chọn 1 ngành nghề, điều quan trọng trước hết bạn cần biết mình có thực sự phù hợp với ngành đó không. Bởi vì bạn chỉ có thể phát huy hết khả năng của mình khi có những tố chất và phẩm chất phù hợp với ngành. Với ngành Công tác xã hội, một ngành khá đặc thù, các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn nếu có những

  • Thích sinh hoạt cộng đồng, năng động, tự tin
  • Đam mê cống hiến và chia sẻ công việc xã hội
  • Kiên trì nhẫn nại
  • Giao tiếp tốt, hoạt ngôn và có khả năng làm việc nhóm.

Liên hệ với EduOn để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất về chuyên ngành Công tác xã hội.

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Eduon

Địa chỉ: 155 Phố Viên, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Email: tuyensinh@eduon.edu.vn

Điện thoại: 024.6688.2999

Hotline: 0866 20 10 18

© COPYRIGHT 2022 EDUON