• hotline 024.6688.2999
  • email tuyensinh@eduon.edu.vn

Ngành quản trị nhân lực học trường nào? Cơ hội việc làm

Ngành quản trị nhân lực giúp duy trì sự ổn định và mang đến hiệu quả cao trên tiến trình hoạt động của doanh nghiệp. Nắm bắt được tiềm năng phát triển của ngành nghề, đã có rất nhiều học viên lựa chọn đăng ký theo học.Vậy chuyên ngành này học gì và làm những công việc gì là bước khám phá quan trọng đầu tiên. Tìm hiểu chi tiết cùng EduOn trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Ngành quản trị nhân lực là gì?

Ngành quản trị nhân lực là quá trình khai thác, quản lý nguồn nhân lực của tổ chức một các hợp lí và đạt hiệu quả cao. Chuyên ngành là yếu tố để các tổ chức, công ty quản lý người lao động, giúp họ phát huy tối đa năng lực chuyên môn của bản thân.

Quản trị nhân lực là những chính sách, quyết định quản lý, có tầm ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhân viên trong công ty. Do đó, bộ phận Quản trị nhân lực cần có tầm nhìn về chiến lược, luôn phải gắn bó với hoạt động của doanh nghiệp.

Quản trị nhân lực là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản của công tác quản trị. Và cho thấy con người là bộ phận nòng cốt, một nguồn lực quan trọng nhất và là trung tâm cho sự phát triển của một doanh nghiệp, công ty.

Bộ phận bán hàng được coi là một ngành mũi nhọn đứng đầu, mang lại mọi nguồn lợi, doanh thu cho doanh nghiệp, thì nhân sự được xem là hậu phương vững chắc giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Do đó việc thu hút hay quy trình đào tạo, tuyển dụng, đánh giá, sắp xếp những có năng lực, phẩm chất phù hợp với vị trí, đồng thời giám sát, lãnh đạo, đảm bảo phù hợp với luật lao động và việc làm. Những điều này chính là nhiệm vụ hàng đầu của những nhà quản trị.

Ngành quản trị nhân lực

Chương trình đào tạo ngành quản trị nhân lực?

Quản trị nhân lực hay còn được gọi với tên khác là ngành “khai thác nguồn tài nguyên con người”. Ngành học không chỉ đơn thuần đào tạo cho người học những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về nguồn nhân lực, xử lý các công việc hàng ngày.

Hay nắm bắt mối quan hệ tương tác giữa con người với con người. Mà đó còn là triển khai những công tác về điều hành, quản lý hành chính, nhân sự, thực hiện các chính sách lao động. Cùng các kiến thức liên quan đến quy trình đánh giá nhân lực, quản trị nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, các nguyên lý quản trị kinh tế.

Những môn học tiêu biểu có trong chuyên ngành này gồm: Dân số và phát triển, dân số học, tâm lý học quản lý, các nguyên lý quản trị và kinh tế học cơ bản. Các quy trình đánh giá hoạt động và trả lương, các nguyên tắc quản lý nhân sự cơ bản và nâng cao, quy trình ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

Cơ hội việc làm ngành học quản trị nhân lực

Thực tế không có câu trả lời nào rõ ràng nhất cho biết ngành học quản trị nhân lực có dễ xin việc không. Bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường, trình độ, năng lực của bản thân.

Tuy nhiên, nếu xét về nhu cầu của thị trường thì luôn luôn tồn tại. Bởi trong doanh nghiệp, nhân lực là tài sản quan trọng nhất. Đồng thời cũng là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại, phát triển, dẫn đến vai trò của công tác quản trị nhân lực rất quan trọng.

Nhu cầu nhân sự ngành học quản trị nhân lực vô cùng lớn. Nguồn nhân lực của ngành hiện đang thiếu hụt trầm trọng và chưa đáp ứng được yêu cầu, kỹ năng mềm, chuyên môn cần thiết. Do đó, cơ hội việc làm của ngành quản trị nhân lực cũng rộng mở và đầy triển vọng. Trong thời điểm hiện tại và cả tương lai ngành nghề này luôn cần một nguồn cung ứng nhân lực lớn.

Nếu bạn đang có suy nghĩ nên theo học ngành này thì hãy luôn tự tin và trau dồi thật tốt kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng. Khi đó cơ hội việc làm chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn.

Ngành quản trị nhân lực

Học ngành Quản trị nhân lực cần tố chất gì?

Để trở thành những chuyên viên quản trị nhân lực, bên cạnh niềm đam mê, hứng thú với ngành học, bạn cần có những tố chất sau đây:

  • Khả năng giao tiếp tốt, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội: Bản chất ngành học quản trị nhân lực chính là làm việc với con người. Điều này đòi hỏi bạn cần khéo léo trong việc ứng xử, nói chuyện để tạo nên môi trường làm việc thoải mái. Từ đó giúp nhân sự phát huy tối đa năng lực bản thân cho doanh nghiệp.
  • Bạn hãy luôn lắng nghe và thấu hiểu: Đây là một kỹ năng không chỉ quản lý nhân sự mà các quản lý đều phải có. Nhưng cách lắng nghe để nhân viên, cấp dưới nhận ra sự tập trung, chú ý, đánh giá cao từ bạn là điều không phải dễ dàng gì.
  • Luôn có những nhận định, đánh giá đúng và định hướng phát triển khả năng của nhân viên hướng tốt nhất: Để doanh nghiệp cơ nền tảng vững chắc, phát triển lâu dài, bền vững, quản lý nhân sự cần biết cách đánh giá năng lực và có định hướng tốt giúp nhân viên phát huy tiềm năng của bản thân. Bởi, mỗi người đều có điểm mạnh, yếu riêng. Nếu biết cách khai thác tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
  • Có một tầm nhìn, sáng suốt, bình tĩnh trong quyết định: Người làm trong ngành học quản trị nhân lực không chỉ là người quan tâm đến lợi ích của nhân viên. Bên cạnh đó cần một tầm nhìn xa trông rộng, định hướng, đưa ra các chiến lược phát triển công ty, doanh nghiệp. Nếu bạn trở thành một nhà quản lý nhân sự cần biết cách tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có để phát triển hiệu quả nhất.

Ngoài những tố chất cơ bản như trên EduOn liệt kê, bạn cũng cần trau dồi, nỗ lực nhiều về cả nghiệp vụ và đạo đức để có thể tiến xa, phát triển nhanh hơn trong công việc.

Ngành quản trị nhân lực

Học ngành quản trị nhân lực sau khi tốt nghiệp sẽ làm gì?

Các công việc học viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực có thể đảm nhiệm đó là:

Chuyên viên tuyển dụng

Khi là chuyên viên tuyển dụng bạn sẽ được thực hiện những công việc sau:

  • Lên kế hoạch chi tiết về tuyển dụng nhân sự theo từng đề xuất của các phòng ban trong doanh nghiệp.
  • Đăng tải thông tin tuyển dụng lên website, các trang tuyển dụng phù hợp nhất hoặc vào các nhóm việc làm trên MXH để thu hút ứng viên
  • Tiếp nhận, đánh giá và sàng lọc ứng viên qua vòng hồ sơ để đến vòng phỏng vấn chính xác.
  • Gọi điện trao đổi với ứng viên trước khi phỏng vấn, nói sơ lược về những điều triển khai cho ứng viên chuẩn bị.
  • Sắp xếp lịch phỏng vấn cho hai bên nắm rõ.

HeadHunter còn được mệnh danh là “Thợ săn đầu người”

HeadHunter bản chất có mục tiêu công việc giống chuyên viên tuyển dụng thông thường. Họ sẽ là người kết nối những nhân tài phù hợp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, Headhunter sẽ thực hiện thêm việc tìm kiếm, khai thác ứng viên theo cách riêng. Bởi đối tượng tuyển dụng phần lớn là những vị trí “khó” gồm bộ phận quản lý cấp cao.

Công việc của Headhunter không chỉ đơn giản dừng lại ở việc tuyển dụng nhân sự thành công cho khách hàng. Headhunter cần phải theo dõi sự phù hợp của ứng viên trong quá trình thích nghi, làm việc ở môi trường mới.

Đồng thời cũng sẽ tư vấn thêm cho ứng viên thông tin cần thiết về doanh nghiệp. Sau một thời gian ngắn, ứng viên không làm việc tại doanh nghiệp, Headhunter cần phải tìm hiểu nguyên do để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp hơn cho lần tuyển dụng sau.

  • Lên kế hoạch truyền thông phù hợp để xây dựng, phát triển văn hóa công ty/ doanh nghiệp.
  • Triển khai kế hoạch truyền thông, phụ trách biên tập các ấn phẩm nội bộ, các tài liệu, hướng dẫn truyền thông nội bộ.
  • Lên ý tưởng xây dựng, triển khai các sự kiện nội bộ, các hoạt động tập thể nhằm tạo sự gắn kết trong tập thể cán bộ nhân viên.
  • Tham gia tổ chức những sự kiện truyền thông của công ty, hoạt động từ thiện xã hội và tham gia các hoạt động PR chung khác.
  • Định hướng truyền thông hình ảnh công ty ra bên ngoài.
  • Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu từ cấp quản lý.

Ngành quản trị nhân lực

Mức lương ngành quản trị nhân lực như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, nhất là trong các doanh nghiệp đều hướng đến việc xây dựng đội ngũ nhân viên trung thành, văn minh. Hơn hết là sự nhanh nhẹn và nhất là linh hoạt trong công việc, nhu cầu tuyển dụng ở các công ty rất nhiều.

Đa phần các công ty/ doanh nghiệp theo mô hình dịch vụ đều có sự thay đổi nhân viên thường xuyên hoặc định kỳ. Họ luôn đi tìm kiếm những nhà quản lý nhân sự có óc tư duy nhạy bén, luôn biết cách “biến tấu” công việc nhanh chóng. Từ đây giúp tạo cơ hội việc làm cho những bạn trẻ ở vị trí này là không thiếu.

Mức lương quản lý nhân sự rất hấp dẫn và khá cao, trung bình từ 27.000.000 đồng/tháng – 30.000.000 đồng/tháng. Nhất là trong các công ty lớn, mức lương cho vị trí này có thể > 30.000.000 đồng/tháng.

Ngành quản trị nhân lực

Trường đại học đào tạo ngành học quản trị nhân lực uy tín, chất lượng

Sau khi hiểu rõ về tính chất công việc và mức lương, bạn có hứng thú trong ngành nghề này, vậy đến ngành quản lý nhân sự học trường nào? Trên thực tế có rất nhiều trường đã và đang đào tạo ngành quản trị nhân sự uy tín. Trong số đó nổi bật nhất những ngành nghề bạn cần quan tâm đó là:

  • Đại học Kinh tế quốc dân.
  • Đại học Nội vụ.
  • Đại học Hoa Sen.
  • Đại học Tôn Đức Thắng.
  • Đại học Công đoàn.
  • Đại học Thương Mại.
  • Đại học Kinh tế – Tài chính.
  • Đại học Mở.

Những thông tin chi tiết nhất về ngành quản trị nhân lực đã được EduOn cung cấp trong suốt bài viết trên. Bạn muốn nhận thêm thông tin nào khác hãy liên hệ qua hotline cho chúng tôi ngay nhé!

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Eduon

Địa chỉ: 155 Phố Viên, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Email: tuyensinh@eduon.edu.vn

Điện thoại: 024.6688.2999

© COPYRIGHT 2022 EDUON

Du học Nhật Bản | Tokutei Visa