Ngành báo chí là gì? Những thông tin quan trọng cần biết
Học ngành báo chí ra làm gì? Học báo chí truyền thông công việc ra sao? Đây là một trong nhiều câu hỏi được EduOn tổng hợp lại từ các bạn trẻ đang quan tâm đến ngành học đặt ra. Để có câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc này, hãy theo chân chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Ngành báo chí là gì?
Báo chí là sản phẩm thông tin từ các chương trình, vấn đề xã hội hoặc sự kiện trong cuộc sống. Tất cả thông tin này được thể hiện bằng hình ảnh, chữ viết, âm thanh được xuất bản, phát hành và truyền dẫn định kỳ đến công chúng. Được thông qua báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình.
Ngành báo chí là ngành học khoa học xã hội đào tạo ra cử nhân có kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để tác nghiệp trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Hay trong bối cảnh kỹ thuật số, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Từ đây có khả năng thực hiện các yêu cầu tác nghiệp trên các loại hình báo chí truyền thông. Và có khả năng giảng dạy, nghiên cứu các vấn đề báo chí truyền thông tại các đơn vị giáo dục đào tạo, cơ sở nghiên cứu.
Chương trình đào tạo ngành báo chí có gì?
Báo chí học viên sẽ được đào tạo gì? Cùng EduOn tìm hiểu về những nghiệp vụ báo chí mà các sinh viên báo chí được đào tạo ngay sau đây.
Kỹ năng viết báo
Ngay từ năm học đầu tiên, sinh viên báo chí đã được đào tạo và trang bị đầy đủ nghiệp vụ báo chí. Đây là điểm khác biệt rõ ràng của chuyên ngành này so với các chuyên ngành đào tạo khác.
Báo chí không đơn thuần chỉ là lý thuyết mà người làm báo cần phải biết cách biến chúng thành cụ thể thông qua ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ báo chí được hiểu là công cụ truyền tải những gì mắt thấy tai nghe, những vấn đề mà phóng viên, nhà báo cảm nhận được.
Kỹ năng sử dụng thiết bị truyền thông báo chí
Bên cạnh nghiệp vụ báo chí như tìm kiếm đề tài, viết bài,… sinh viên báo chí sẽ được dạy về cách sử dụng các thiết bị báo chí truyền thông với mục đích sản xuất tin bài. Các môn học sinh viên được trang bị có thể kể đến như: Quay phim, Kỹ thuật báo chí, Ảnh báo chí,… .
Cơ hội việc làm ngành báo chí khi ra trường
Không chỉ với bạn theo học ngành báo chí mà các bạn có đam mê với nghề báo chí cũng có rất nhiều các cơ hội việc làm. Hiện các nhà đài, tòa soạn, các trang báo online thường mở các đợt tuyển dụng phóng viên, biên tập viên lớn hàng quý, hàng tháng trong năm.
Với những bạn bắt đầu với nghề báo có thể đảm nhận vị trí cộng tác viên cho các báo. Thực tế có rất nhiều mảng và chủ đề giúp các bạn được thử sức. Ngoài ra, các bạn cũng có thể hợp tác viết bài trên các kênh thông tin, website vừa được trau dồi kinh nghiệm, vừa kiếm thêm thu nhập.
Học báo chí ra làm gì?
Học báo chí ra làm gì là một trong những thắc mắc được nhiều bạn trẻ quan tâm đặt ra. Cùng EduOn tìm hiểu ngay một số công việc phổ biến mà sinh viên báo chí sau khi ra trường có thể đảm nhận sau đây.
Biên tập viên
Biên tập viên là người thực hiện công việc biên tập, chỉnh sửa và đăng tải nội dung lên các trang báo. Để trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp, bạn cần có khả năng sử dụng ngôn từ một cách khéo léo, linh hoạt. Đồng thời biết cách chắt lọc thông tin chất lượng, cẩn thận tỉ mỉ, hiểu biết tâm lý công chúng,… .
Phóng viên
Phóng viên là một trong những nghề nghiệp được nhiều sinh viên ngành báo mong muốn theo đuổi. Tuy nhiên, đây cũng là một nghề nghiệp vất vả và tính nguy hiểm khá cao.
Phóng viên là người trực tiếp thâm nhập vào nguồn tin thực hiện việc tìm kiếm, điều tra thông tin để viết bài. Những người trong nghề sẽ ít khi được trông thấy với diện mạo bóng bẩy, chải chuốt. Thay vào đó là hình ảnh lam lũ, cực nhọc, bận rộn.
Quay phim
Quay phim là khối kỹ thuật của ngành báo chí, được coi là vị trí đặc trưng của loại báo chí truyền hình. Quay phim trong lĩnh vực báo chí truyền hình thường khác với quay các thể loại khác. Điều này thể hiện rõ ràng ở tư duy hình ảnh báo chí.
Nhân sự quay phim cần có những kỹ năng về dựng, bên cạnh nghiệp vụ báo chí được đào tạo sẵn. Điều này giúp quá trình sản xuất bản tin được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian tối đa.
Dẫn chương trình
Người dẫn chương trình là người xuất hiện nhiều trước ống kính và được xem là bộ mặt của chương trình. Bởi vậy nên, diện mạo của họ luôn được quan tâm, yêu cầu cần chau chuốt.
Khi tuyển dụng người dẫn chương trình, ngoại hình là yếu tố nhiều nhà tuyển dụng cân nhắc đánh giá lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Người dẫn chương trình cần có khả năng ứng biến tình huống trên sân khấu tốt, linh hoạt xử lý các tình huống bất ngờ,… .
Phát thanh viên
Phát thanh viên là một trong những vị trí công việc sinh viên chuyên ngành phát thanh có thể theo đuổi sau hoàn thành chương trình học. Để trở thành một nhân sự chuyên nghiệp trong nghề này, người theo đuổi cần có giọng tốt. Và khả năng biên tập tin tức, kỹ năng sử dụng các phần mềm trong báo phát thanh nhạy bén.
Cơ hội việc làm của phát thanh viên hiện không còn lớn như trước. Bởi hình thức báo này không còn được quan tâm và đầu tư nhiều.
Mức lương ngành báo chí hiện nay
Lương của viên chức, Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên hiện nay được dao động như sau:
- Biên tập viên hạng 1, Biên dịch viên hạng 1, Phóng viên hạng 1, Đạo diễn truyền hình hạng 1, có hệ số loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ 6,2 – 8,0 mức lương dao động từ 9.238.000 đến 11.920.000 đồng/tháng.
- Biên tập viên hạng 2, Biên dịch viên hạng 2, Phóng viên hạng 2, Đạo diễn truyền hình hạng 2, có hệ số loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ 4,4 – 6,78 mức lương dao động từ 6.556.000 đến 10.102.000 đồng/tháng.
- Biên tập viên hạng 3, Biên dịch viên hạng 3, Phóng viên hạng 3, Đạo diễn truyền hình hạng 3, có hệ số loại A1, từ 2,34 – 4,98 mức lương dao động từ 3.486.600 đồng đến 7.420.200 đồng/tháng.
Một số trường đại học, học viện uy tín đào tạo ngành Báo chí trên cả nước
Dưới đây là một số trường đại học uy tín đào tạo chuyên ngành báo chí, bạn có thể yên tâm đăng ký học tập:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đây là ngôi trường đứng đầu cả nước, được đánh giá cao về đào tạo ngành Báo chí. Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành lập vào đầu năm 1962, với hơn 60 năm tuổi đời, Học viện đã là cái nôi của nhiều nhà báo Việt Nam thành danh. Trường học là một trong những đơn vị có điểm chuẩn đầu vào ngành Báo chí cao nhất cả nước.
Ngành Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh 8 chuyên ngành mỗi năm gồm có: Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử, Báo truyền hình chất lượng cao, Báo mạng điện tử chất lượng cao, Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đây là một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, với gần 30 năm thành lập, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trong những cơ sở đào tạo ngành báo chí hàng đầu miền Bắc cũng như trên khắp toàn quốc. Trường học sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên giàu tâm huyết và chương trình đào tạo chất lượng. Trong những năm qua, tỉ lệ cạnh tranh trong tuyển sinh ngành Báo chí của Trường được nhận định là rất cao.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh
Khoa Báo chí và Truyền thông của Trường là một trong những cơ sở đào tạo ngành báo chí uy tín và chất lượng nhất khu vực phía Nam. Ngành báo chí cũng là ngành có điểm chuẩn đầu vào cao nhất của Trường. Sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội ứng tuyển vào rất nhiều vị trí trong lĩnh vực báo chí với cơ hội phát triển vô cùng lớn.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về chủ đề “Học báo chí ra làm gì?’’ mà EduOn tổng hợp gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ mang đến những hữu ích cho bạn. Đồng thời giúp bạn hình dung được phần nào cơ hội việc làm trong tương lai của chuyên ngành học thú vị này.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho EduOn qua HOTLINE / ZALO: 0917 509 939 hoặc FANPAGE:Cao đẳng Online – EduOn để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!
Chúng tôi luôn ở đây sẵn sàng phục vụ quý khách hàng mọi lúc, mọi thời điểm 24/7.
Thông tin liên hệ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Eduon
Địa chỉ: 155 Phố Viên, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Email: tuyensinh@eduon.edu.vn
Điện thoại: 024.6688.2999